Trong tự nhiên, tổ của loài mối là những tháp lớn xây dựng từ đất, bùn, gỗ mục và thậm chí là từ phân của chúng với chiều cao lớn nhất có thể tới 7,5m, đường kính khoảng 12m và nặng đến hàng trăm tấn. Trong một tổ mối, mối chúa có kích cỡ gấp 30 lần mối thợ, mối lính và đôi khi, nó đẻ tới hơn 30 trứng trong 1 phút để giúp duy trì đế chế của mình.
Dưới những cột tháp khổng lồ đó còn là cả một vương quốc lớn ở dưới lòng đất với quy mô phức tạp, có những khu vực riêng để trồng nấm, đảm bảo tự cung tự cấp.
Điểm ấn tượng nhất của hang mối là hệ thống đường hầm với tác dụng như là ống dẫn để điều hòa không khí và nhiệt độ, một ý tưởng lớn mà mãi sau này con người mới lưu tâm đến trong những tòa nhà của mình
Để tìm hiểu về xã hội của mối quả thật có rất nhiều điều hấp dẫn và thú vị
1. Mối có thể là loài gây hại với nhà cửa, kho tàng nhưng cũng là côn trùng có ích thực sự về mặt sinh thái. Mối thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy, phá vỡ kết cấu của các sợi thực vật bền, tái chế và phân rã cây mục vào trong đất. Những con côn trùng háu ăn này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của khu rừng, khi chúng tạo ra các đường hầm cũng giúp thông khí và cải thiện chất lượng đất.
2. Mối tiêu hóa cellulose với sự giúp đỡ của các vi sinh vật trong ruột của chúng. Mối ăn cây một cách trực tiếp hoặc các loại nấm phát triển từ cây mục. Trong cả hai trường hợp, chúng đều phải có khả năng tiêu hóa xenlulozơ hoặc chất xơ thực vật có độ dai và bền cao. Ruột của mối được nạp sẵn các vi sinh vật có khả năng phá vỡ xenlulozo. Mối quan hệ cộng sinh này có lợi cho cả mối và các vi sinh vật sống trong cơ thể chúng, mối sẽ là nhà cho các vi sinh vật và đổi lại các vi sinh vật sẽ tiêu hóa cellulose cho mối.
3. Mối ăn phân của nhau. Mối sinh ra không phải đã có sẵn những vi sinh vật trong ruột. Trước khi chúng có thể bắt đầu công việc khó khăn là ăn cây, mối cần phải có một nguồn cung cấp các vi sinh vật và lấp đầy đường ruột của chúng. Chúng tham gia vào một quá trình được biết đến với tên gọi trophallaxis, hay nói một cách ít khoa hơn là chúng ăn phân của nhau. Mối cũng phải tự bổ sung lượng vi sinh vật sau mỗi lần lột xác vì vậy ăn phân là một phần không thể thiếu của cuộc sống trong các gò mối.
4. Mối đã sống từ 130 triệu năm về trước và là hậu duệ của một loài thủy tổ giống gián. Mối, gián và bọ ngựa đều có chung một tổ tiên là một loài côn trùng đã sống trên Trái Đất cách đây 300 triệu năm. Mẫu hóa thạch mối tồn tại sớm nhất mà con người thu thập được là ở kỷ Phấn Trắng. Và một mẫu mối được bọc trong hổ phách cùng với những vi sinh vật mà nó chứa trong bụng có niên đại 100 triệu năm tuổi, đây cũng là minh chứng cổ xưa nhất cho mối quan hệ cộng sinh giữa các sinh vật.
5. Mối vua chăm sóc và nuôi nấng mối non. Bạn sẽ không tìm thấy con mối vua nào lười biếng trong gò mối. Không giống như trong đàn ong, nơi mà các “ông bố” chỉ có cuộc sống ngắn ngủi và chết ngay sau khi giao phối. Sau khi giao phối, mối vua sẽ ở lại với mối chúa và thụ tinh cho các quả trứng khi cần thiết. Ngoài ra, mối vua cũng chia sẻ nghĩa vụ với mối chúa, giúp mối chúa phân loại và sắp đặt thức ăn cho mối non.
6. Mối thợ và mối lính gần như luôn luôn mù. Ở hầu hết các loài mối, cả mối thợ và mối lính trong tổ đều mù. Vì chúng là những cá thể cần cù, dành cả cuộc sống trong bóng tối, tổ ẩm ướt, vì thế chúng không có nhu cầu phát triển chức năng thị giác. Mối có khả năng sinh sản là mối duy nhất đòi hỏi thị lực vì chúng cần bay ra ngoài để tìm bạn tình và thiết lập tổ mới.
7. Khi những mối lính phát hiện một mối đe dọa, chúng sẽ phát các tín hiệu cảnh báo cho cả tổ. Mối lính sẽ tụ tập nhau lại thành một khối khi có nguy hiểm với tổ. Để tạo âm thanh báo động, chúng sẽ gõ đầu vào thành tổ để gửi cảnh báo rung động đên khắp các ngõ ngách trong tổ.
8. Tín hiệu hóa học là phương tiện truyền thông phổ dụng nhất trong tổ mối. Mối sử dụng các kích thích tố, mùi hương đặc trưng, để nói chuyện với nhau và kiểm soát hành vi của nhau. Mối đánh dấu những con đường bằng mùi của chúng bằng cách sử dụng các tuyến đặc biệt trên ngực để định hướng cho những con mối thợ khác. Mỗi khu vực chúng sẽ tiết ra mùi đặc trưng riêng biệt – được xác định bởi một chất hóa học trên lớp biểu bì. Ở một số loài mối, mối chúa còn kiểm soát sự phát triển và vai trò của mối non bằng cách cho đám mối này ăn phân chứa đầy hoóc-môn của mình.
9. Mối vua và mối chúa mới có thể bay. Mối có khả năng sinh sản mới có cánh và có khả năng bay. Mối vua non và mối chúa non thường rời tổ và bay ra ngoài để tìm bạn đời, mỗi cặp mối vua – chúa xuất hiện từ các đám mối lớn sẽ tìm kiếm một địa điểm mới và gây dựng tổ mới. Chúng sẽ tự rụng cánh và định cư ở nhà mới để sinh sản mối con.
10. Mối luôn giữ mình bóng bẩy. Bạn sẽ không nghĩ rằng loài côn trùng dành hầu hết thời gian cuộc đời mình trong đất và bụi bẩn lại rất khó tính về vẻ bề ngoài cũng như trang phục nhưng sự thật là mối rất nỗ lực để giữ mình sạch sẽ. Chúng dành rất nhiều thời gian để chải chuốt cho nhau. Giữ gìn vệ sinh tốt là yếu tố vô cùng quan trọng vì mối sẽ giữ được ký sinh trùng và vi khuẩn có hại trong tầm kiểm soát đối với cả đàn.
Liên hệ dịch vụ diệt mối hiệu quả, chuyên nghiệp, giá rẻ:
Để diệt mối tận gốc cho nhà riêng, cơ quan, trường học..., Quý vị hãy gọi cho đơn vị chuyên nghiệp diệt mối theo số: 0986 440 222. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.