Mối là côn trùng xã hội, chúng hoạt động ẩn náu theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, bao gồm: Mối gỗ ẩm, mối gỗ khô và mối đất. Đặc tính sinh học của của các loài mối như sau:
Dac tinh sinh hoc cua cac loai moi |
I - ĐẶC TÍNH SINH HỌC MỐI GỖ ẨM
Hình thái
5-10mm chiều dài, Màu nâu
Vòng đời
Mối chúa có thể đẻ hàng ngàn trứng một ngày. Trong phạm vi một tổ mối chỉ có một mối chúa và một mối vua.
Đặc tính sinh học
Tổ mối có thể chứa tới vài triệu con mối. Mối gỗ ẩm ưa thích điều kiện ẩm ướt. Ban đầu mối ăn gỗ mục nát xung quanh tổ. Sau khi đó chúng có thể gây hại tới các cấu trúc gỗ trong công trình. Đây là loài gặp phổ biến và gây hại nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.
II - ĐẶC TÍNH SINH HỌC MỐI GỖ KHÔ
Hình thái
Ấu trùng - 1mm dài, mờ trắng. Mối lính - 5mm ngực và bụng nhạt màu, đầu tối màu hơn. Mối trưởng thành – chiều dài cá thể lên đến 7mm, hoặc 11mm bao gồm cả cánh.
Vòng đời
Mối trưởng thành (mối cánh) phân đàn từ các tổ mối. Sau một chuyến bay ngắn và tìm được môi trường thuận lợi chúng xâm nhập và trút bỏ đôi cánh.
Khi con cái thu hút được một con đực và tìm kiếm được một khu vực phù hợp, ví dụ như một vết nứt trong một tấm gỗ khô, và bắt đầu một tổ mối mới.
Giao phối diễn ra trong suốt cuộc đời của mối chỉ tại khu vực này.
Sự phát triển tổ mối là chậm. Và sau 1 năm, mối vua và mối chúa chỉ có thể sinh sản 3 hoặc 4 ấu trùng. Các ấu trùng phát triển thành mối thợ, mối lính hoặc mối cánh.
Đặc tính sinh học
Chúng xâm hại các kết cấu gỗ khô.Chúng mở rộng tổ của chúng bằng cách ăn qua gỗ theo tất cả các hướng; cuối cùng để lại chỉ là một lớp vỏ gỗ đã hoàn toàn bị phá hoại bên trong. Mối gỗ khô thường bị phát hiện khi chúng ta phát hiện ra những hạt mùn gỗ mà chúng thải ra trong quá trình phá hoại.
III - ĐẶC TÍNH SINH HỌC MỐI ĐẤT
Hình thái
5-10mm chiều dài. Màu trắng, kích thước cá thể lớn, đầu màu nâu
Vòng đời
Mối chúa có thể đẻ hàng ngàn trứng trong một ngày. Mối vua vẫn chỉ hơi lớn hơn một cá thể mối thông thường, mối vua giao phối với mối chúa để duy trì số lượng cá thể mối trong tổ.
Đặc tính sinh học
Tổ được xây dựng trong đất. Loài mối này cũng rất phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, mối tạo ra những đường ống bằng đất để tránh bị khô khi tiếp xúc với không khí. Mối đất thường hoạt động theo cách riêng của chúng trên mặt đất để tiếp cận gỗ hoặc cellulose.
Xem thêm:
- Món ăn khoái khẩu của mối- Phân công lao động trong tổ mối
- Đặc điểm cấu trúc các loại tổ mối